Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

Tết ngày rồng ở bản Hà Nhì

"Từ xa xưa, khi thần núi cho phép người Hà Nhì đến định cư ở xứ sở này thì Jé Khù Chà du lich ha long(tết mùa mưa) đã được phán phải trở thành dịp lễ hội trọng đại nhất trong năm của bản làng.

Người Hà Nhì chuẩn bị Jé Khù Chà trước 7 hôm, ăn uống trong 7 ngày, 7 đêm và ngày bắt đầu hành lễ phải là ngày con rồng" - bên bếp lửa sàn rừng rực cháy, già Pờ Hà Chí ở bản Mé Gióng, xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, Lai Châu kể.

Jé Khù Chà của đồng bào Hà Nhì được diễn ra vào tháng 7 âm lịch hàng năm khi mùa vụ đã được thu hoạch xong, nhà nhà rảnh rỗi và theo tiết trời cũng là bắt đầu vào mùa mưa.

< Phụ nữ Hà Nhì làm bánh giầy chuẩn bị cho Jé Khù Chà.

Ngày chính thức du lich nha trang bắt đầu phải được cả cộng đồng thống nhất thông qua cuộc họp toàn bản và đương nhiên phải chọn ngày lò no (con rồng) để bắt đầu hành lễ.

Buổi sớm tinh sương ngày con rồng đã được chọn, mỗi gia đình trong bản sẽ cử một đại diện khỏe mạnh, nhanh nhẹn nhất đeo gùi mang 3 ống tre ra suối để lấy nước lộc. Nước đựng trong 3 ống tre không được để sánh ra ngoài, phải cẩn thận mang về đặt cạnh bàn thờ để dùng nấu đồ cúng tổ tiên.

Tiếp đó đại diện gia chủ sẽ vào rừng thiêng, đến vị trí thờ cúng chung của cả bản để dựng lán bày đồ cúng, trong khi đó ở nhà những người phụ nữ sẽ làm bánh giầy, chọn ra 9 cái ngon du lich campuchia nhất dâng cúng tổ tiên. Sau làm bánh là mổ lợn để xem gan nhằm biết được điềm tốt, điềm xấu trong năm tới.

Người Hà Nhì cho rằng, nếu bộ gan lợn còn nguyên, không bị sứt, mật đầy, lá gan úp ở trên nhô cao, dây nối giữa hai lá gan tương đối thẳng thì đó là điềm báo hiệu một năm kế tiếp tốt lành, bội thu cho gia đình. Nếu gan lợn không được như ý, gia chủ sẽ chọn một ngày gần nhất mời thầy cúng về làm lễ hóa giải.

Trong Jé Khù Cha, nhà nào trong bản cũng dựng một cây xích đu ở gian bên phải. Cây đu được buộc hai dây lên xà nhà và buộc một miếng ván ở giữa để trẻ con vui chơi. Ở đầu bản dựng một cây đu lớn để tất cả mọi người sau khi làm lễ, ăn uống sẽ ra đó vui chơi.

Trong suốt 7 ngày diễn ra Jé Khù Chà, tất cả mọi người đều kiêng không đi nương, không làm bất cứ việc gì. Bởi theo đồng bào Hà Nhì, khi tiến hành cúng thần linh, du lich thai lan cúng tổ tiên phải ở nhà, vui vẻ mới thể hiện sự thành tâm.

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Tránh bão ở Trường Sa

Đối với ngư dân đi biển, những cơn bão luôn là nỗi hiểm nguy rình rập cuộc sống của họ. Từ khi âu tàu tránh bão trên đảo Song Tử Tây (huyện Trường Sa,du lich ha long Khánh Hòa) được xây dựng vào năm 2008, nỗi lo của họ đã vơi bớt. Những con thuyền ra khơi đã có nơi neo đậu bình yên mỗi khi gặp bão.

Bám biển mọi lúc, mọi nơi

Ngày chúng tôi có mặt ở đảo Song Tử Tây, cũng là lúc những ngư dân Bình Định, Khánh Hòa và Quảng Ngãi đang ở đây tránh bão.

Ra khơi từ đầu tháng 12-2011, con tàu BĐ 96446 của thuyền trưởng Huỳnh Kim Hùng (51 tuổi, ở thôn Tân Thành 2, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) mới đánh được 3 con cá ngừ đại dương với khoảng 1,2 tạ thì gặp bão số 7.

< Tàu ngư dân vào âu tàu Song Tử Tây.

Nhận được tin báo bão từ radio, anh cùng 9 thuyền viên đã xếp lưới, nổ máy hướng về đảo Song Tử Tây tránh bão. Đi biển từ năm 17 tuổi, anh Hùng có nhiều năm kinh nghiệm đối phó bão. “Trước đây, chúng tôi phải sang tận Malaysia xin trú bão khi đánh bắt ở ngư trường Trường Sa. Bây giờ,du lich nha trang âu tàu Song Tử Đông giúp ngư dân tránh bão, không mất một khoản phí nào cả” - anh Hùng tâm sự.

Mùa giáp tết và ra giêng chính là mùa đánh bắt được nhiều cá ngừ nhất của ngư dân Nam Trung bộ. Từ Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi tới Trường Sa mất cả trăm hải lý. Sóng to, gió lớn luôn bám riết, nhưng họ vẫn phải ra khơi, vì đi biển không chỉ để kiếm sống mà còn thỏa sức vẫy vùng của những chàng trai xứ biển.

< Lần lượt, những tàu câu cá ngừ đại dương, tàu câu mực rời âu tàu, ra khơi.

Thuyền trưởng tàu BĐ 96452 Ngô Trọng Hiếu (42 tuổi, ở thôn Công Thành, xã Tam Quan Bắc) chia sẻ: “Đóng mới một con tàu đi biển mất khoảng 600 triệu đồng, trong khi mỗi chuyến đi biển cả tháng ròng chỉ lãi khoảng 20 triệu đồng. Đó là lúc gặp thuận lợi, chứ gặp bão thì còn lỗ nặng.

Nghề đánh bắt cá ngừ đại dương được ông tôi, cha tôi chỉ bảo cho từ những ngày tôi còn bé, nhiều khi biết lỗ những vẫn đi vì không đi nhớ biển lắm”.

< Khu dịch vụ hậu cần nghề cá Đảo Đá Tây.

Thuyền trưởng Huỳnh Kim Hùng cho biết: “Mùa đánh bắt cá ngừ bội thu chỉ có vào dịp đầu và cuối năm, nhưng chúng tôi vẫn ra khơi cả năm vì nếu không đi biển, chúng tôi chẳng biết làm gì. Ra biển nhớ vợ, về nhà lại nhớ biển”. Vì thế, chuyện họ phải ăn tết trên biển khơi là chuyện thường tình.

Cần thêm những âu tàu

Đảo Song Tử Tây nằm ở phía Bắc quần đảo Trường Sa và thường xuyên hứng chịu những cơn bão của biển Đông. Năm 2008, âu tàu Song Tử Tây (thuộc Công ty TNHH MTV 128 Hải quân) được đưa vào sử dụng, dùng làm nơi neo đậu của tàu thuyền khi gặp bão; cung cấp xăng dầu,du lich campuchia nhu yếu phẩm cho ngư dân; cấp cứu, khám chữa bệnh cho ngư dân khi gặp nạn trên biển...

< Vào ngày giông bão lớn, âu tàu Song Tử Tây vẫn giữ an toàn cho tàu thuyền của ngư dân.

Âu tàu Song Tử Tây được xây dựng kiên cố, với hàng kè chắn sóng chạy bao quanh, có thể cho phép những tàu dưới 400 tấn đi vào. Tại đây, Đội Dịch vụ Hậu cần nghề cá nhân dân (cũng của Công ty 128) có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo và cung cấp dịch vụ khai thác âu tàu Song Tử Tây.

Đội trưởng Nguyễn Đức Quân cho biết: “Âu tàu có độ sâu khoảng 4,5m, diện tích 3,57ha và chứa được 300 tàu cá. Năm 2011 đã có 233 lượt tàu cá vào đây. Đội dịch vụ đã tiếp nhận, sửa chữa thành công 9 tàu cá, không lấy tiền công, chỉ tính chi phí vật tư, thiết bị thay thế”. Trong năm 2011, đội đã cung cấp 55.000 lít diezen, 1.024 lít dầu nhờn cho các tàu hải quân; bán cho ngư dân 107.335 lít dầu diezen và 100 lít nhớt với giá như ở đất liền.

< Âu tàu ở đảo Đá Tây.

Quần đảo Trường Sa có tới 21 đảo và 33 điểm đảo, nhưng mới chỉ có hai âu tàu Song Tử Tây và Đá Tây cho ngư dân tránh bão. Vì thế, mỗi khi gặp bão ở những nơi xa 2 đảo này, nhiều tàu không kịp về tránh bão. Đại tá Nguyễn Đức Vượng, Phó Chính ủy Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân, cho biết: “Ngoài vai trò hỗ trợ ngư dân bám biển dài ngày,du lich thai lan các đội dịch vụ đảo Song Tử Tây và Đá Tây còn góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên biển, phối hợp các đơn vị hải quân bảo vệ chủ quyền trên vùng biển Trường Sa. Sắp tới, chúng tôi sẽ thành lập thêm những đội dịch vụ và xây thêm những âu tàu mới để đáp ứng nhu cầu của ngư dân”.

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

Ra biển dựng “nhà” câu cá

Giữa biển cả mênh mông, những ngôi “nhà cá” được cố định bằng đá và phao nổi lềnh bềnh trên mặt nước, bên dưới là từng đàn cá đang kiếm ăn và sinh sống. Từ bao đời nay phương thức đánh bắt theo cách làm nhà cho cá ở giữa biển khơi để câu vẫn được người dân ở thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) gìn giữ như một cách thức khai thác đặc biệt mà chỉ nơi đây mới có.

Dựng nhà nuôi cá giữa biển

Cứ khoảng tháng 4 âm lịch trên khắp các đường thôn du lich ha long, ngõ xóm của thị trấn Cửa Tùng lại tràn ngập sắc xanh của lá mè tré (một loại cây thuộc họ gừng) và lá dừa. Từng xe, từng xe lá được người dân nơi đây đi mua từ các địa phương lân cận như Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch và Trung Sơn đem về phơi làm nguyên liệu để làm “cơn” (cây), tên mà người dân nơi đây vẫn dùng để gọi về những ngôi nhà mà họ dựng lên để nuôi cá trên biển.

Ông Nguyễn Đức Mậu, một ngư dân lâu năm ở khu phố An Đức 3, cho biết: “Nghề làm cơn nuôi cá để câu đã có từ xa xưa và được xem như nghề truyền thống do cha ông để lại ở vùng này. Ngày trước lá mè tré còn nhiều thì người dân nơi đây tự khai thác ở các vùng như Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch về phơi còn lá dừa thì đi xin nhưng những năm gần đây lá mè tré hiếm dần nên phải đi mua lại của những người dân chuyên đi chặt lá để bán”.

Những “ngôi nhà cá” có khung làm bằng tre dựng thành hình chóp có đáy được buộc cách các chân đế khoảng 50 - 60 cm. Ở giữa khối hình chóp đó sẽ dùng để đựng đá nhằm giúp ngôi nhà chìm sâu dưới nước.

Lá mè tré và lá dừa sau khi phơi khô sẽ buộc thành từng bó và buộc vào xung quanh khung tre nhằm vừa tạo ra nơi trú ẩn cũng như tạo ra nguồn thức ăn cho cá, bởi những lá khô ngâm lâu ngày dưới nước sẽ tạo nơi cho rong rêu và các sinh vật phù du phát triển.

Để cho ngôi nhà đứng thẳng dưới nước biển thì nó sẽ được buộc với các quả phao bằng nhựa, trên cùng của ngôi nhà sẽ buộc với các khối phao bọc trong các bao tải nhằm đánh dấu vị trí cũng như “cơn” riêng của từng thuyền cá.

Mỗi ngôi nhà hoàn chỉnh thường có hai khối hình chóp như vậy kết hợp với nhau. Sau khi dựng xong nhà cho cá,du lich nha trang công đoạn tiếp theo sẽ là tìm vị trí đặt nhà cho cá giữa biển.

Theo những ngư dân ở đây cho biết, việc tìm vị trí để đặt nhà cho cá mà họ vẫn gọi là “tra cơn” phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của từng tàu cá. Anh Trần Văn Hiếu, ngư dân khu phố An Đức 3, cho biết: “Cá mà chúng tôi thường câu trong các cơn là cá xanh, cá nục. Các loại cá này chủ yếu có nhiều ở vùng biển giáp ranh giữa Quảng Trị và Quảng Bình nên các cơn chủ yếu được đặt ở đây.

Độ sâu của vùng biển này khoảng 30 m nước và cách bờ chừng 12 đến 20 hải lý”. Sau khi đã chọn được vị trí thích hợp, các nhà cá sẽ được thả xuống và được cố định bằng phao trên mặt biển.

Mỗi tàu cá sẽ trồng từ 2 đến 3 “cơn” như vậy. Ngày trước khi chưa có máy định vị thì để xác định vị trí của “cơn” phải dựa vào trí nhớ cũng như một số dấu hiệu để xác định, hiện nay các tàu đều trang bị máy định vị thì việc xác định vị trí dễ dàng hơn nhiều.

Ra “nhà” câu cá

Thuyền trưởng Quang cho biết: “Khi cá đã cắn câu thợ câu phải biết lúc nào nên kéo căng dây câu, lúc nào phải thả chùng dây câu sao cho dễ đưa cá lên khoang tàu nhất. Nếu làm không khéo có thể dây câu sẽ đứt, cũng có thể lưỡi câu bị trật làm sổng mất cá. Đối với những con cá lớn phải đưa chúng đến gần mạn thuyền sau đó một người khác sẽ dùng mấu để móc cá lên khoang”.

Mỗi chuyến đi câu của ngư dân Cửa Tùng thường chỉ đi về trong ngày, có lúc 2 ngày là nhiều. Hiện tại trong vùng có khoảng hơn 10 tàu còn làm nghề tra cơn câu cá, mỗi tàu có từ 5 đến 10 người. Khoảng 2 giờ sáng, cảng cá Cửa Tùng đã nhộn nhịp người qua lại, đây là thời điểm các ngư dân chuẩn bị cho một chuyến đi câu.

Khi các thành viên của thuyền câu tập hợp đầy đủ họ sẽ chia nhau chuẩn bị các thứ như đi mua dầu chạy máy, mua đá lạnh dùng để ướp cá và kiểm tra các dụng cụ câu.
Bộ cần câu của ngư dân câu cá “cơn” bao gồm hai loại, một bộ câu nhỏ dùng để câu các loại cá nhỏ như cá nục và một bộ câu lớn dùng để câu cá xanh lớn hơn.

Cần câu cá nục bao gồm một dây cước chính dài vài chục mét vì loại cá này sống ở tầng sâu của biển. Trên sợi dây chính đó sẽ có khoảng 20 lưỡi câu được ken song song nhau, đầu dây buộc một viên dọi bằng sắt giúp dây câu chìm sâu dưới nước.

Mồi câu cá nục là những sợi dây dù kết bằng những sợi nhỏ sẽ được bung ra được “tóm” cùng lưỡi câu làm cho cá tưởng đó là rong rêu và cắn câu. Trong khi đó cần câu cá xanh đơn giản hơn chỉ bao gồm dây cước và một lưỡi câu.

Khoảng 3 giờ sáng khi mọi công việc đã chuẩn bị xong, các thuyền cá bắt đầu nổ máy ra khơi. Khoảng 5 giờ sáng thuyền ra đến ngư trường, lúc này các thuyền sẽ chạy qua vị trí “cơn” của mình và thả câu tiến hành câu bạt. Câu bạt không cần mồi mà dùng long xe ra từ sợi dây dù,du lich campuchia đây được xem như việc câu mở màn lấy may cho một ngày câu mới.

Trên chiếc thuyền câu QT21054 của thuyền trưởng Nguyễn Văn Quang chỉ chưa đầy năm phút đã có gần chục chú cá xanh dính câu.
Sau một hồi câu bạt lấy may các thuyền câu tiến hành câu cá nục để làm mồi câu cá xanh. Cá xanh là loại cá sống ở tầng mặt của biển có thói quen đuổi theo mồi để ăn nên mồi câu bắt buộc phải là cá nục đang còn sống.

Những chiếc dây câu liên tục được thả xuống mặt nước rồi được kéo lên với từng dãy cá nục dính câu. Cá nục sau đó sẽ được thả vào khoang nước mặn phía trước buồng lái cuả thuyền.

Trong chiếc khoang đó chứa được từ 100 đến 150 con cá nục để bảo đảm cá đủ oxy để thở. Sau khi đã câu đủ số mồi trên thuyền câu sẽ tiến hành thả neo để câu cá xanh. Phía dưới mặt nước bên cạnh những ngôi nhà cá từng đàn cá xanh đang tung tăng bơi lội kiếm mồi.

Những chú cá nục sống sẽ được mốc vào lưỡi câu và bạt tới gần vị trí của đàn cá xanh, những con cá xanh thi nhau đớp mồi. Khi cá đã cắn câu các thợ câu phải khéo léo điều chỉnh dây câu sao cho định hướng được đường đi của cá, bởi cá xanh có trọng lượng trung bình từ 1 cho đến 5 kg nên rất khỏe. Trên mũi thuyền 5, 6 thợ câu liên tục thả, kéo câu một cách thuần thục.

Thuyền trưởng Quang cho biết: “Khi cá đã cắn câu thợ câu phải biết lúc nào nên kéo căng dây câu, lúc nào phải thả chùng dây câu sao cho dễ đưa cá lên khoang tàu nhất. Nếu làm không khéo có thể dây câu sẽ đứt, cũng có thể lưỡi câu bị trật làm sổng mất cá. Đối với những con cá lớn phải đưa chúng đến gần mạn thuyền sau đó một người khác sẽ dùng mấu để móc cá lên khoang”.

Sau khi đã câu hết số cá nục mồi trong khoang các thuyền, sẽ lại tiến hành câu cá mồi sau đó lại quay lại cơn của mình để tiếp tục câu cá xanh. Sau hơn 9 giờ liên tục thả câu, thuyền của anh Quang cũng đã thu hoạch được hơn 2 tạ cá xanh. Anh Quang cho biết: “Hôm nay do thiếu mồi câu nên thu hoạch không được nhiều”. 3 giờ chiều tàu vào đến bờ kết thúc một ngày câu.

Từ bao đời nay phương thức làm nghề độc đáo của cha ông vẫn được các lớp ngư dân Cửa Tùng gìn giữ. Không những đem lại thu nhập ổn định cho ngư dân,du lich thai lan cách thức khai thác này còn góp phần gìn giữ nguồn lợi thủy sản cho đất nước bởi nó không khai thác theo kiểu tận diệt. Mặt khác khi thu nhập ổn định cộng với đó là ước muốn gìn giữ nghề truyền thống của cha ông đã thôi thúc các ngư dân ra biển. Sự hiện diện của họ trên biển cũng là cách thức khẳng định vững chắc chủ quyền biển đảo của đất nước.

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

Ra biển dựng “nhà” câu cá

Giữa biển cả mênh mông, những ngôi “nhà cá” được cố định bằng đá và phao nổi lềnh bềnh trên mặt nước, bên dưới là từng đàn cá đang kiếm ăn và sinh sống. Từ bao đời nay phương thức đánh bắt theo cách làm nhà cho cá ở giữa biển khơi để câu vẫn được người dân ở thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) gìn giữ như một cách thức khai thác đặc biệt mà chỉ nơi đây mới có.

Dựng nhà nuôi cá giữa biển

Cứ khoảng tháng 4 âm lịch trên khắp các đường thôn, ngõ xóm của thị trấn Cửa Tùng lại tràn ngập sắc xanh của lá mè tré (một loại cây thuộc họ gừng) và lá dừa. Từng xe, từng xe lá được người dân nơi đây đi mua từ các địa phương lân cận như Vĩnh Kim,du lich ha long Vĩnh Thạch và Trung Sơn đem về phơi làm nguyên liệu để làm “cơn” (cây), tên mà người dân nơi đây vẫn dùng để gọi về những ngôi nhà mà họ dựng lên để nuôi cá trên biển.

Ông Nguyễn Đức Mậu, một ngư dân lâu năm ở khu phố An Đức 3, cho biết: “Nghề làm cơn nuôi cá để câu đã có từ xa xưa và được xem như nghề truyền thống do cha ông để lại ở vùng này. Ngày trước lá mè tré còn nhiều thì người dân nơi đây tự khai thác ở các vùng như Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch về phơi còn lá dừa thì đi xin nhưng những năm gần đây lá mè tré hiếm dần nên phải đi mua lại của những người dân chuyên đi chặt lá để bán”.

Những “ngôi nhà cá” có khung làm bằng tre dựng thành hình chóp có đáy được buộc cách các chân đế khoảng 50 - 60 cm. Ở giữa khối hình chóp đó sẽ dùng để đựng đá nhằm giúp ngôi nhà chìm sâu dưới nước.

Lá mè tré và lá dừa sau khi phơi khô sẽ buộc thành từng bó và buộc vào xung quanh khung tre nhằm vừa tạo ra nơi trú ẩn cũng như tạo ra nguồn thức ăn cho cá, bởi những lá khô ngâm lâu ngày dưới nước sẽ tạo nơi cho rong rêu và các sinh vật phù du phát triển.

Để cho ngôi nhà đứng thẳng dưới nước biển thì nó sẽ được buộc với các quả phao bằng nhựa, trên cùng của ngôi nhà sẽ buộc với các khối phao bọc trong các bao tải nhằm đánh dấu vị trí cũng như “cơn” riêng của từng thuyền cá.

Mỗi ngôi nhà hoàn chỉnh thường có hai khối hình chóp như vậy kết hợp với nhau. Sau khi dựng xong nhà cho cá, công đoạn tiếp theo sẽ là tìm vị trí đặt nhà cho cá giữa biển.

Theo những ngư dân ở đây cho biết, việc tìm vị trí để đặt nhà cho cá mà họ vẫn gọi là “tra cơn” phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của từng tàu cá. Anh Trần Văn Hiếu, ngư dân khu phố An Đức 3,du lich nha trang cho biết: “Cá mà chúng tôi thường câu trong các cơn là cá xanh, cá nục. Các loại cá này chủ yếu có nhiều ở vùng biển giáp ranh giữa Quảng Trị và Quảng Bình nên các cơn chủ yếu được đặt ở đây.

Độ sâu của vùng biển này khoảng 30 m nước và cách bờ chừng 12 đến 20 hải lý”. Sau khi đã chọn được vị trí thích hợp, các nhà cá sẽ được thả xuống và được cố định bằng phao trên mặt biển.

Mỗi tàu cá sẽ trồng từ 2 đến 3 “cơn” như vậy. Ngày trước khi chưa có máy định vị thì để xác định vị trí của “cơn” phải dựa vào trí nhớ cũng như một số dấu hiệu để xác định, hiện nay các tàu đều trang bị máy định vị thì việc xác định vị trí dễ dàng hơn nhiều.

Ra “nhà” câu cá

Thuyền trưởng Quang cho biết: “Khi cá đã cắn câu thợ câu phải biết lúc nào nên kéo căng dây câu, lúc nào phải thả chùng dây câu sao cho dễ đưa cá lên khoang tàu nhất. Nếu làm không khéo có thể dây câu sẽ đứt, cũng có thể lưỡi câu bị trật làm sổng mất cá. Đối với những con cá lớn phải đưa chúng đến gần mạn thuyền sau đó một người khác sẽ dùng mấu để móc cá lên khoang”.

Mỗi chuyến đi câu của ngư dân Cửa Tùng thường chỉ đi về trong ngày, có lúc 2 ngày là nhiều. Hiện tại trong vùng có khoảng hơn 10 tàu còn làm nghề tra cơn câu cá, mỗi tàu có từ 5 đến 10 người. Khoảng 2 giờ sáng, cảng cá Cửa Tùng đã nhộn nhịp người qua lại, đây là thời điểm các ngư dân chuẩn bị cho một chuyến đi câu.

Khi các thành viên của thuyền câu tập hợp đầy đủ họ sẽ chia nhau chuẩn bị các thứ như đi mua dầu chạy máy, mua đá lạnh dùng để ướp cá và kiểm tra các dụng cụ câu.
Bộ cần câu của ngư dân câu cá “cơn” bao gồm hai loại, một bộ câu nhỏ dùng để câu các loại cá nhỏ như cá nục và một bộ câu lớn dùng để câu cá xanh lớn hơn.

Cần câu cá nục bao gồm một dây cước chính dài vài chục mét vì loại cá này sống ở tầng sâu của biển. Trên sợi dây chính đó sẽ có khoảng 20 lưỡi câu được ken song song nhau, đầu dây buộc một viên dọi bằng sắt giúp dây câu chìm sâu dưới nước.

Mồi câu cá nục là những sợi dây dù kết bằng những sợi nhỏ sẽ được bung ra được “tóm” cùng lưỡi câu làm cho cá tưởng đó là rong rêu và cắn câu. Trong khi đó cần câu cá xanh đơn giản hơn chỉ bao gồm dây cước và một lưỡi câu.

Khoảng 3 giờ sáng khi mọi công việc đã chuẩn bị xong, các thuyền cá bắt đầu nổ máy ra khơi. Khoảng 5 giờ sáng thuyền ra đến ngư trường du lich campuchia, lúc này các thuyền sẽ chạy qua vị trí “cơn” của mình và thả câu tiến hành câu bạt. Câu bạt không cần mồi mà dùng long xe ra từ sợi dây dù, đây được xem như việc câu mở màn lấy may cho một ngày câu mới.

Trên chiếc thuyền câu QT21054 của thuyền trưởng Nguyễn Văn Quang chỉ chưa đầy năm phút đã có gần chục chú cá xanh dính câu.
Sau một hồi câu bạt lấy may các thuyền câu tiến hành câu cá nục để làm mồi câu cá xanh. Cá xanh là loại cá sống ở tầng mặt của biển có thói quen đuổi theo mồi để ăn nên mồi câu bắt buộc phải là cá nục đang còn sống.

Những chiếc dây câu liên tục được thả xuống mặt nước rồi được kéo lên với từng dãy cá nục dính câu. Cá nục sau đó sẽ được thả vào khoang nước mặn phía trước buồng lái cuả thuyền.

Trong chiếc khoang đó chứa được từ 100 đến 150 con cá nục để bảo đảm cá đủ oxy để thở. Sau khi đã câu đủ số mồi trên thuyền câu sẽ tiến hành thả neo để câu cá xanh. Phía dưới mặt nước bên cạnh những ngôi nhà cá từng đàn cá xanh đang tung tăng bơi lội kiếm mồi.

Những chú cá nục sống sẽ được mốc vào lưỡi câu và bạt tới gần vị trí của đàn cá xanh, những con cá xanh thi nhau đớp mồi. Khi cá đã cắn câu các thợ câu phải khéo léo điều chỉnh dây câu sao cho định hướng được đường đi của cá, bởi cá xanh có trọng lượng trung bình từ 1 cho đến 5 kg nên rất khỏe. Trên mũi thuyền 5, 6 thợ câu liên tục thả, kéo câu một cách thuần thục.

Thuyền trưởng Quang cho biết: “Khi cá đã cắn câu thợ câu phải biết lúc nào nên kéo căng dây câu, lúc nào phải thả chùng dây câu sao cho dễ đưa cá lên khoang tàu nhất. Nếu làm không khéo có thể dây câu sẽ đứt, cũng có thể lưỡi câu bị trật làm sổng mất cá. Đối với những con cá lớn phải đưa chúng đến gần mạn thuyền sau đó một người khác sẽ dùng mấu để móc cá lên khoang”.

Sau khi đã câu hết số cá nục mồi trong khoang các thuyền, sẽ lại tiến hành câu cá mồi sau đó lại quay lại cơn của mình để tiếp tục câu cá xanh. Sau hơn 9 giờ liên tục thả câu, thuyền của anh Quang cũng đã thu hoạch được hơn 2 tạ cá xanh. Anh Quang cho biết: “Hôm nay do thiếu mồi câu nên thu hoạch không được nhiều”. 3 giờ chiều tàu vào đến bờ kết thúc một ngày câu.

Từ bao đời nay phương thức làm nghề độc đáo của cha ông vẫn được các lớp ngư dân Cửa Tùng gìn giữ. Không những đem lại thu nhập ổn định cho ngư dân, cách thức khai thác này còn góp phần gìn giữ nguồn lợi thủy sản cho đất nước bởi nó không khai thác theo kiểu tận diệt du lich thai lan. Mặt khác khi thu nhập ổn định cộng với đó là ước muốn gìn giữ nghề truyền thống của cha ông đã thôi thúc các ngư dân ra biển. Sự hiện diện của họ trên biển cũng là cách thức khẳng định vững chắc chủ quyền biển đảo của đất nước.

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

Bánh chưng ngọt – vị Tết rất riêng

Mỗi người có một lý do riêng để thích Tết, riêng tôi chờ Tết để được ăn bánh chưng ngọt, món ăn khó có thể tìm được nơi đâu và một thời điểm nào khác trong năm.

Bánh chưng nào cũng cần gạo nếp, đỗ xanh,du lich ha long lá dong, thịt mỡ. Tuy nhiên, bánh chưng ngọt không có dưa hành như câu đối Tết và cần thêm đường phên, thịt heo cũng cần nạc hơn.

Bánh chưng ngọt cầu kì hơn trong khâu gói khi đường phên phải là đường ngon, được cạo mỏng từ những tảng lớn, màu nâu sậm, vị ngọt đậm. Gói bánh chưng ngọt cần hoa hồi, chút vỏ quế, thế mới làm nên hương vị đặc biệt. Hoa hồi khô mua ở tiệm thuốc Bắc cùng vỏ quế được nghiền thành bột mịn rồi ướp với thịt, nước mắm, hạt tiêu. Đường phên gói đến đâu, cạo tới đó để tránh đường bị ướt.

Gói bánh chưng ngon, nhà tôi không bao giờ đem ngâm gạo hay luộc đỗ trước. Bánh cứ thế gói, luộc kỹ, miếng bánh ăn mềm mát. Một bát gạo, một bát đỗ, vài lát thịt, một lớp dày đường phên, phủ thêm gạo, đỗ, gói chặt lá dong, lạt ống giang, chiếc bánh chưng đem luộc đến gần 12 tiếng sẽ được độ ngon nhất. Người ta gọi đó là “rền” bánh.

Bánh chưng mặn, người làm bánh cố gắng sao cho chiếc bánh bóc ra xanh từ trong ra ngoài, bánh chưng ngọt đơn giản hơn. Bởi màu bánh đã là màu nâu cánh gián của đường phên. Nhìn màu vỏ bánh cũng có thể phân biệt vị bánh bên trong.

Thông thường bố tôi sẽ gói đa phần bánh mặn. Bánh ngọt chỉ gói vài cái ăn chơi, mời khách cho phong phú món ăn ngày Tết. Bánh chưng ngọt, đậm đà vị mặn của gạo nếp, thịt heo xóc muối, vẫn ngọt ngào, lạ miệng với vị ngọt của đường phên, mùi thơm đặc trưng của hoa hồi, vỏ quế. Bánh chưng ngọt để được ít ngày hơn bánh chưng mặn. Sau này, muốn để dành sau Tết, gia đình tôi phải cho vào tủ lạnh tránh mốc hỏng bánh.

Nhiều gia đình nay đã mất thói quen gói bánh chưng. Ai cũng chọn mua ngoài chợ cho tiện. Gia đình tôi khác, bao năm qua không bỏ tục lệ gói bánh ngày cận Tết. Bố tôi nói, gói bánh để con cháu trong nhà học được phong tục cha ông. Giây phút gói bánh cũng là lúc cả nhà ngồi xôm tụ. Sáng mồng 1, lấy chiếc dây lạt xắn một góc bánh chưng,du lich thai lan nghe cái thơm thơm, deo dẻo của vị bánh năm mới, thấy đúng khoảnh khắc của một cái Tết rất Việt Nam!