Giữa biển cả mênh mông, những ngôi “nhà cá” được cố định bằng đá và phao nổi lềnh bềnh trên mặt nước, bên dưới là từng đàn cá đang kiếm ăn và sinh sống. Từ bao đời nay phương thức đánh bắt theo cách làm nhà cho cá ở giữa biển khơi để câu vẫn được người dân ở thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) gìn giữ như một cách thức khai thác đặc biệt mà chỉ nơi đây mới có.
Dựng nhà nuôi cá giữa biển
Cứ khoảng tháng 4 âm lịch trên khắp các đường thôn, ngõ xóm của thị trấn Cửa Tùng lại tràn ngập sắc xanh của lá mè tré (một loại cây thuộc họ gừng) và lá dừa. Từng xe, từng xe lá được người dân nơi đây đi mua từ các địa phương lân cận như Vĩnh Kim,du lich ha long Vĩnh Thạch và Trung Sơn đem về phơi làm nguyên liệu để làm “cơn” (cây), tên mà người dân nơi đây vẫn dùng để gọi về những ngôi nhà mà họ dựng lên để nuôi cá trên biển.
Ông Nguyễn Đức Mậu, một ngư dân lâu năm ở khu phố An Đức 3, cho biết: “Nghề làm cơn nuôi cá để câu đã có từ xa xưa và được xem như nghề truyền thống do cha ông để lại ở vùng này. Ngày trước lá mè tré còn nhiều thì người dân nơi đây tự khai thác ở các vùng như Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch về phơi còn lá dừa thì đi xin nhưng những năm gần đây lá mè tré hiếm dần nên phải đi mua lại của những người dân chuyên đi chặt lá để bán”.
Những “ngôi nhà cá” có khung làm bằng tre dựng thành hình chóp có đáy được buộc cách các chân đế khoảng 50 - 60 cm. Ở giữa khối hình chóp đó sẽ dùng để đựng đá nhằm giúp ngôi nhà chìm sâu dưới nước.
Lá mè tré và lá dừa sau khi phơi khô sẽ buộc thành từng bó và buộc vào xung quanh khung tre nhằm vừa tạo ra nơi trú ẩn cũng như tạo ra nguồn thức ăn cho cá, bởi những lá khô ngâm lâu ngày dưới nước sẽ tạo nơi cho rong rêu và các sinh vật phù du phát triển.
Để cho ngôi nhà đứng thẳng dưới nước biển thì nó sẽ được buộc với các quả phao bằng nhựa, trên cùng của ngôi nhà sẽ buộc với các khối phao bọc trong các bao tải nhằm đánh dấu vị trí cũng như “cơn” riêng của từng thuyền cá.
Mỗi ngôi nhà hoàn chỉnh thường có hai khối hình chóp như vậy kết hợp với nhau. Sau khi dựng xong nhà cho cá, công đoạn tiếp theo sẽ là tìm vị trí đặt nhà cho cá giữa biển.
Theo những ngư dân ở đây cho biết, việc tìm vị trí để đặt nhà cho cá mà họ vẫn gọi là “tra cơn” phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của từng tàu cá. Anh Trần Văn Hiếu, ngư dân khu phố An Đức 3,du lich nha trang cho biết: “Cá mà chúng tôi thường câu trong các cơn là cá xanh, cá nục. Các loại cá này chủ yếu có nhiều ở vùng biển giáp ranh giữa Quảng Trị và Quảng Bình nên các cơn chủ yếu được đặt ở đây.
Độ sâu của vùng biển này khoảng 30 m nước và cách bờ chừng 12 đến 20 hải lý”. Sau khi đã chọn được vị trí thích hợp, các nhà cá sẽ được thả xuống và được cố định bằng phao trên mặt biển.
Mỗi tàu cá sẽ trồng từ 2 đến 3 “cơn” như vậy. Ngày trước khi chưa có máy định vị thì để xác định vị trí của “cơn” phải dựa vào trí nhớ cũng như một số dấu hiệu để xác định, hiện nay các tàu đều trang bị máy định vị thì việc xác định vị trí dễ dàng hơn nhiều.
Ra “nhà” câu cá
Thuyền trưởng Quang cho biết: “Khi cá đã cắn câu thợ câu phải biết lúc nào nên kéo căng dây câu, lúc nào phải thả chùng dây câu sao cho dễ đưa cá lên khoang tàu nhất. Nếu làm không khéo có thể dây câu sẽ đứt, cũng có thể lưỡi câu bị trật làm sổng mất cá. Đối với những con cá lớn phải đưa chúng đến gần mạn thuyền sau đó một người khác sẽ dùng mấu để móc cá lên khoang”.
Mỗi chuyến đi câu của ngư dân Cửa Tùng thường chỉ đi về trong ngày, có lúc 2 ngày là nhiều. Hiện tại trong vùng có khoảng hơn 10 tàu còn làm nghề tra cơn câu cá, mỗi tàu có từ 5 đến 10 người. Khoảng 2 giờ sáng, cảng cá Cửa Tùng đã nhộn nhịp người qua lại, đây là thời điểm các ngư dân chuẩn bị cho một chuyến đi câu.
Khi các thành viên của thuyền câu tập hợp đầy đủ họ sẽ chia nhau chuẩn bị các thứ như đi mua dầu chạy máy, mua đá lạnh dùng để ướp cá và kiểm tra các dụng cụ câu.
Bộ cần câu của ngư dân câu cá “cơn” bao gồm hai loại, một bộ câu nhỏ dùng để câu các loại cá nhỏ như cá nục và một bộ câu lớn dùng để câu cá xanh lớn hơn.
Cần câu cá nục bao gồm một dây cước chính dài vài chục mét vì loại cá này sống ở tầng sâu của biển. Trên sợi dây chính đó sẽ có khoảng 20 lưỡi câu được ken song song nhau, đầu dây buộc một viên dọi bằng sắt giúp dây câu chìm sâu dưới nước.
Mồi câu cá nục là những sợi dây dù kết bằng những sợi nhỏ sẽ được bung ra được “tóm” cùng lưỡi câu làm cho cá tưởng đó là rong rêu và cắn câu. Trong khi đó cần câu cá xanh đơn giản hơn chỉ bao gồm dây cước và một lưỡi câu.
Khoảng 3 giờ sáng khi mọi công việc đã chuẩn bị xong, các thuyền cá bắt đầu nổ máy ra khơi. Khoảng 5 giờ sáng thuyền ra đến ngư trường du lich campuchia, lúc này các thuyền sẽ chạy qua vị trí “cơn” của mình và thả câu tiến hành câu bạt. Câu bạt không cần mồi mà dùng long xe ra từ sợi dây dù, đây được xem như việc câu mở màn lấy may cho một ngày câu mới.
Trên chiếc thuyền câu QT21054 của thuyền trưởng Nguyễn Văn Quang chỉ chưa đầy năm phút đã có gần chục chú cá xanh dính câu.
Sau một hồi câu bạt lấy may các thuyền câu tiến hành câu cá nục để làm mồi câu cá xanh. Cá xanh là loại cá sống ở tầng mặt của biển có thói quen đuổi theo mồi để ăn nên mồi câu bắt buộc phải là cá nục đang còn sống.
Những chiếc dây câu liên tục được thả xuống mặt nước rồi được kéo lên với từng dãy cá nục dính câu. Cá nục sau đó sẽ được thả vào khoang nước mặn phía trước buồng lái cuả thuyền.
Trong chiếc khoang đó chứa được từ 100 đến 150 con cá nục để bảo đảm cá đủ oxy để thở. Sau khi đã câu đủ số mồi trên thuyền câu sẽ tiến hành thả neo để câu cá xanh. Phía dưới mặt nước bên cạnh những ngôi nhà cá từng đàn cá xanh đang tung tăng bơi lội kiếm mồi.
Những chú cá nục sống sẽ được mốc vào lưỡi câu và bạt tới gần vị trí của đàn cá xanh, những con cá xanh thi nhau đớp mồi. Khi cá đã cắn câu các thợ câu phải khéo léo điều chỉnh dây câu sao cho định hướng được đường đi của cá, bởi cá xanh có trọng lượng trung bình từ 1 cho đến 5 kg nên rất khỏe. Trên mũi thuyền 5, 6 thợ câu liên tục thả, kéo câu một cách thuần thục.
Thuyền trưởng Quang cho biết: “Khi cá đã cắn câu thợ câu phải biết lúc nào nên kéo căng dây câu, lúc nào phải thả chùng dây câu sao cho dễ đưa cá lên khoang tàu nhất. Nếu làm không khéo có thể dây câu sẽ đứt, cũng có thể lưỡi câu bị trật làm sổng mất cá. Đối với những con cá lớn phải đưa chúng đến gần mạn thuyền sau đó một người khác sẽ dùng mấu để móc cá lên khoang”.
Sau khi đã câu hết số cá nục mồi trong khoang các thuyền, sẽ lại tiến hành câu cá mồi sau đó lại quay lại cơn của mình để tiếp tục câu cá xanh. Sau hơn 9 giờ liên tục thả câu, thuyền của anh Quang cũng đã thu hoạch được hơn 2 tạ cá xanh. Anh Quang cho biết: “Hôm nay do thiếu mồi câu nên thu hoạch không được nhiều”. 3 giờ chiều tàu vào đến bờ kết thúc một ngày câu.
Từ bao đời nay phương thức làm nghề độc đáo của cha ông vẫn được các lớp ngư dân Cửa Tùng gìn giữ. Không những đem lại thu nhập ổn định cho ngư dân, cách thức khai thác này còn góp phần gìn giữ nguồn lợi thủy sản cho đất nước bởi nó không khai thác theo kiểu tận diệt du lich thai lan. Mặt khác khi thu nhập ổn định cộng với đó là ước muốn gìn giữ nghề truyền thống của cha ông đã thôi thúc các ngư dân ra biển. Sự hiện diện của họ trên biển cũng là cách thức khẳng định vững chắc chủ quyền biển đảo của đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét