Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Đền thờ Âu Lạc trên núi Phượng Hoàng

Đền thờ Âu Lạc tại núi Phượng Hoàng thuộc Khu du lịch thác Prenn (Lâm Đồng) là nơi được người dân địa phương chính thức thờ phụng và chính quyền tỉnh tổ chức lễ hội Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 hằng năm…

Đây là một trong những khu tưởng niệm các vua Hùng có quy mô và kiến trúc mô phỏng khá toàn diện Khu di tích Hùng Vương tại đất Tổ Phú Thọ. Đền Hùng Đất Tổ, nơi linh thiêng, như bản ngọc phả năm Hồng Đức thứ nhất nhà Hậu Lê (1470) ghi: “Từ nhà Đinh, Lê, Lý, Trần đến triều đại ta là Hồng Đức hậu Lê vẫn cùng hương khói trong đền,xem du lich ha long. Những ruộng đất, sưu thuế từ xưa để lại dung vào việc cúng tế vẫn không thay đổi. Ở đây, nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công ơn gây dựng nước nhà của các đấng Thánh Tổ ngày xưa…”

Xuất phát từ ý nghĩa lịch sử, từ nguyện vọng của cán bộ và nhân dân Lâm Đồng cũng như du khách muôn phương, Công ty Dịch vụ Du lịch Đà Lạt (Dalat Toserco) đã tiến hành triển khai dự án xây dựng quần thể đền thờ Âu Lạc tại Khu du lịch thác Prenn từ tháng 10 năm 2002.

Giữa rừng thông trầm mặc, với dáng núi hình rồng, lịch sử và huyền thoại ở đất này như hòa làm một. Cách mô phỏng khéo léo về mặt kiến trúc, tạo sự linh thiêng từ thế “địa linh”, tâm hồn người chiêm bái như hướng về Đất Tổ, hướng về lịch sử xa xưa của dân tộc Việt. Ở đền Âu Lạc trên núi Phượng Hoàng, có ba hạng mục công trình chính:

Đền Thượng

Từ công viên Âu Lạc, khách men theo con đường đá lên dốc núi cao để chiêm bái đền Thượng,xem du lich thai lan. Sát mép đền, chếch về bên trái là một giếng nước nhỏ có mạch ngang, được gọi là Giếng sữa mẹ Âu Cơ. Rất lạ lùng, dù giữa mùa khô hạn nhưng giếng nước nhỏ trên núi này chưa bao giờ cạn, mỗi ngày cung cấp trung bình 50 lít nước.

Đền Thượng có độ cao so với mặt biển khoảng 1.250m, diện tích 70m2. Tọa lạc trên đỉnh của ngọn núi Phượng Hoàng kỳ vĩ, từ đền Thượng, khách có thể mở rộng tầm mắt bao quát toàn Khu du lịch thác Prenn. Lưng dựa vào núi, dưới chân là thung lũng, trấn phía sau đền là gốc đa núi cổ thụ mang dáng hổ phục, nặng trên 14 tấn, được đưa về từ một cánh rừng già Lâm Đồng.

Sân đền rộng 150m2, bên trái là một hình tượng cây đàn đá và bên phải là chiếc chiêng đá quý, có thể phát ra âm thanh vang vọng, lan tỏa rất xa. Nội thất của đền được bài trí công phu. Ở gian tiền tế, có ba bệ thờ, phía trên mỗi bệ thờ đều có cửa vọng mô tả cảnh Rồng Tiên tụ hội với trang trí tinh xảo, sơn son thếp vàng rực rỡ. Phía hậu nội điện là chốn nghiêm cung linh thiêng, trên treo bức hoành phi tạc ba chữ vàng “Thạch Việt Tổ”, nhắc nhở mọi người nhớ về cội nguồn xa xưa…

Đền Trung

Trên đường từ đền Thượng xuống đền Trung có ngôi miếu nhỏ thờ thần Lúa. Khu du lịch thác Prenn đã khéo léo đặt tại đây một bệ thờ độc đáo, trên bệ có hòn đá nặng khoảng một tấn, hình hạt lúa khổng lồ. Thần Lúa được coi là vị thần đặc trưng của cư dân Việt cổ, biểu tượng tâm linh của nền văn minh lúa nước.

Qua miếu thờ thần Lúa, khách đến với đền Trung. Đền Trung có độ cao 1.210m so với mặt nước biển. Đền được xây dựng trên diện tích 150m2, là công trình tưởng niệm, ghi nhớ công ơn của các vua Hùng, mô phỏng theo ngôi đền thờ các Vua Hùng tại đỉnh núi Nghĩa Lĩnh do Thục Phán An Dương Vương phụng lập.

Từ đền Trung, khách có thể nhìn thẳng sang núi Voi Chín Ngà, một ngọn núi có dáng voi quỳ trấn ở phía Tây và Tây Bắc. Theo quan niệm của người xưa, những vùng núi non, những thế đất có dáng voi quỳ, hổ phục, long ẩn, thanh tuyền là những vùng “đắc địa”, nơi hội tụ linh khí trời đất để tạo nên sự hưng vượng, xua tan ám khí, ngăn chặn tà ma quấy đảo.

Ở đền Trung, sân đền rộng 300m2, tiền sảnh có hòn non bộ lớn đặt trong chậu bầu dục. Nội thất đền trưng bày nhiều loại cổ thụ quý,xem du lich campuchia. Đặc biệt tại đây có mẫu vật gỗ hóa thạch cao khoảng 1,27m, đường kính gốc 50cm, có niên đại cách đây hàng triệu năm, mới được phát hiện ở thượng nguồn sông Đại Ninh. Đây là một mẫu vật quý hiếm, ít nơi nào có. Trong khuôn viên đền Trung, được đặt bộ bàn ghế bằng đá tự nhiên, gọi là bàn cô Tiên. Bên trái đền có ngọn thác nhỏ được gọi tên là thác Vua. Khách có thể bước theo cây cầu nhỏ xuống hồ Long Mạch, soi bóng lên mặt nước trong xanh của hồ nước rộng khoảng 1.000m2 ở lưng chừng núi…

Đền Hạ

Là nơi có vị trí rộng thoáng, độ cao vừa phải, 1.180m, rất tiện lợi cho việc tổ chức lễ dâng hương trong dịp Giỗ Tổ hằng năm và các lễ hội quần chúng. Đền Hạ có diện tích xây dựng lớn nhất trong các ngôi đền trong khu du tích với 180m2, sân đền rộng 500m2. Nội thất của đền cũng được bài trí trang trọng và tạo nên cảm giác linh thiêng cho nhân dân và du khách đến đây chiêm bái.

Gian chính điện của đền thờ tượng Vua Hùng. Những cây gỗ quý điêu khắc hình Rồng, biểu tượng dòng giống Việt, như uốn lượn trong mây. Phía sau, gian giếng trời có hòn giao sơn trong cảnh non nước hữu tình thu nhỏ. Phía trước có bộ đàn đá gồm 13 thanh, khi gõ lên những thanh đá cổ phát ra những âm thanh huyền diệu,xem du lich nha trang. Cùng với đền Thượng và đền Trung, tại đền Hạ, Khu du lịch thác Prenn đã tổ chức trưng bày rất nhiều hiện vật thuộc nền văn hóa Đông Sơn, Sơn Vi do Trung tâm UNESCO Việt Nam hiến tặng vào cuối năm 2008…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét