Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Tây Nguyên - đường 14C

Tây Nguyên ơi - tôi biết mình sẽ còn quay lại!
.
Đêm trên biên giới. Thông tin về đường 14C trên địa phận tỉnh Gia Lai và nối sang Đăk Lăk khá mờ mịt. Biên phòng cho biết, chưa có cầu bắc qua con sông Ia lốp vốn là địa giới giữa hai tỉnh, phải hẹn tàu thuyền trong mỗi lần đi tuần tra. Hỏi dân địa phương tại Chư Ty thì hầu hết đều lắc đầu không biết và nói phải đi Đăk Lăk theo ngả Hàm Rồng qua quốc lộ 14B. Bản đồ lại được lật lên lật xuống, bàn tính rất nhiều.

Chư Ty là thị trấn của huyện Đức Cơ,du lich ha long khá sầm uất và đông đúc. Nhà trên mặt phố chính hầu hết đều dùng làm cửa hàng buôn bán. Bao quanh thị trấn là những đồi cao su bát ngát. Chư Ty cách cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (Gia Lai - Việt Nam) - Oyadao (Ratanakiri - Campuchia) 25km đường tráng nhựa uốn lượn trên bình nguyên mênh mông.

Cửa khẩu mới khai trương ngày 15-12-2007 và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Trong tương lai, khi cặp cửa khẩu chính thức đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng và giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia.

Sau khi tới thăm và chụp ảnh kỷ niệm tại Lệ Thanh, chúng tôi quay xe trở lại thôn Mooc Đen, xã Ia Dom, nơi mà theo bản đồ giao thông đường bộ có lối rẽ vào quốc lộ 14C. Trong lúc hỏi đường, tình cờ một người lái xe ôm quê ở Nghệ An chú ý tới đám đông đứng lố nhố ven quốc lộ 19. Anh khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng tất cả các sông suối trên đường 14C đều đã được bắc cầu và tả đường cho chúng tôi về Easup, sau đó còn nhiệt tình dắt cả bọn đến lối rẽ vào đường mòn Hồ Chí Minh.
Hành trình 14C thêm một lần nữa chính thức được mở ra.

Con đường đất đỏ dắt chúng tôi chạy qua một hồ nước xanh ngắt nằm lặng trên cao nguyên, cây cối nhuộm bụi vàng và rừng cao su cuối trời trông như một bức tranh. Những nhóm công nhân đang túm tụm trong nhà mủ để chuẩn bị cho một ngày làm việc.

Một Tây nguyên thực sự khoáng đạt và ngợp nắng, đỏ rực và bụi mờ trời. Những con người săn chắc rắn rỏi,du lich nha trang nước da đen bóng, giọng nói đậm âm sắc địa phương, cách giao tiếp vừa nhiệt tình vừa rụt rè, mộc mạc và chân thành. Những ngôi nhà gỗ giản dị bám dọc tuyến đường liên xã Ia Nan và Ia Pnon.

Làng Bò là làng dân sinh cuối cùng mà chúng tôi có thể mua được xăng và hỏi đường. Từ đây con đường 14C độc đạo chạy qua những rừng khộp - một loại cây họ dầu có tán rộng và những đồng cỏ dày đặc dưới tán rừng. Vào mùa khô, lá rụng nhiều và rừng bắt đầu khô lại. Rừng khộp là loại rừng thưa điển hình của Tây nguyên, đặc biệt phổ biến dọc theo tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia. Loại rừng này rất dễ cháy nhưng lại có sức sống vô cùng mãnh liệt, vào mùa mưa phát triển mạnh với thảm thực vật phong phú, là nơi thích hợp cho các loài thú lớn hoang dã sinh sống.

Quãng đường 14C từ làng Bò đến hết địa giới tỉnh Gia Lai dài khoảng 50km đang được đầu tư cải tạo và xây dựng. Suối đã được bắc cầu, những hố nước đọng ở bên rừng, xanh ngợp dưới ánh nắng gay gắt. Hoa dại vẫn kiên cường lan theo mép đường và bung cánh khoe sắc.

Nơi cả nhóm dừng lại ăn trưa, những dây hoa leo bò ngang ra cả mặt đường đầy sỏi đá. Bữa trưa chỉ có bánh tét mua từ tận Pleikần mang theo và một bếp café tan tự nấu. Rừng âm u, thăm thẳm, chỉ có tiếng gió hun hút và những câu chuyện phiếm, xua tan đi bao mệt nhọc của chặng đường dài. Từ đây đến biên giới Việt Nam - Campuchia rất gần, chỉ khoảng 2km đường chim bay.


Buổi chiều, chúng tôi phải đối mặt với khó khăn lớn nhất của hành trình: con đường cát.

Có khoảng 30km đường 14C trên địa phận tỉnh Gia Lai chưa được ủi phẳng và làm nền, con đường ngập trong cát bụi dày hàng chục cm. Tài xế gồng mình lên giữ tay lái và chân đạp, chân chống nhích xe từng đoạn đường. Với những tay lái của thanh niên thành phố như chúng tôi thì đây chả khác gì giải đua xe Paris - Dakar mở rộng (một giải đua xe trên sa mạc nổi tiếng toàn thế giới). 

Đồn 729 nằm bên đông của con đường cát, trú mình dưới tán cây rừng, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên vọng gác thanh niên. Đã sang địa phận của xã Iamơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai,du lich campuchia vẫn không một bóng người và không làng bản. Từ đồn 729 xuôi tiếp về nam chừng 1 giờ đồng hồ chạy xe máy thì gặp làng thanh niên lập nghiệp Iamơr. Làng kinh tế mới với những nóc nhà gạch nhỏ bé nằm giữa một cánh đồng cỏ bạc màu, một vài người dân đang ngồi trước hiên nhà, có khúc gỗ đang cháy dở tỏa khói nghì ngụt, dây điện lưới chăng ngang dọc trên trời.

Qua khỏi khúc quanh có hai vết bánh xe tải sâu hoắm đất đã khô lại thành tảng lớn, con đường trở thành một lối mòn ngợp trong cỏ, cuối đường là một gian nhà gỗ có lá cờ đỏ treo trước sân. Đó chính là trạm kiểm soát biên phòng của đồn 731 thuộc tỉnh Gia Lai. Vài luống rau cải xanh mới gieo trong vườn, gà quanh quẩn kiếm ăn bên bờ rào, những chồng củi ngay ngắn xếp bên chái nhà... Yên tĩnh trong chiều tắt nắng.

Đường 14C đến đây là gặp sông Ia Lốp - phụ lưu cấp I của dòng Ia H’Leo chảy theo hướng đông bắc tây nam, là địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk. Trụ cầu đã đổ, nhưng mặt cầu chưa có, đường cũng chưa mở xong. Cách duy nhất để sang sông là xuống bến đò. Một chiếc thuyền gỗ nhỏ sẽ lần lượt chở từng người và xe qua sông. 

Chiều biên giới. Bên ấm trà xanh, câu chuyện với người lính biên phòng làm chúng tôi dùng dằng mãi không thể rời chân.

Nơi đây, đoàn quân giải phóng năm xưa đã từng đi qua để vào giải phóng Buôn Ma Thuột, mở đầu cho chiến dịch đại thắng mùa xuân năm 1975 thống nhất hai miền Nam Bắc. Bao người lính đã ngã xuống và nằm lại mãi mãi ở nơi này. Bao người lính vẫn còn ở đây giữa thời bình, kiên nhẫn bám đất, giữ rừng, sát cánh với đồng bào Tây nguyên để bảo vệ mảnh đất biên cương. Lẫn trong những nụ cười có cả tiếng thở dài và những giọt nước mắt. Cái siết tay tạm biệt không nói thành lời, nhưng chất chứa những đồng cảm và chia sẻ của tuổi trẻ thành phố với người chiến sĩ trên tuyến đầu.

Chúng tôi theo con đường mòn vạch đám cỏ gianh tìm xuống bến đò. Dòng Ia Lốp lặng lẽ trôi. Con thuyền bồng bềnh, chỉ cần mất bình tĩnh là cả chiếc xe máy dựng đứng có thể lao xuống sông bất cứ lúc nào. Từ đây, chúng tôi tách khỏi 14C du lich thai lan , tạm chia tay với con đường huyền thoại.

Đường về thị trấn Easup - Đăk lăk ngang qua những làng kinh tế mới. Ở phía tây biên giới, vẫn còn cả một chặng dài 14C chạy về cửa khẩu Bu Đrăng mà chúng tôi chưa tới. Tây nguyên ơi, tôi biết mình sẽ còn quay lại...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét