Tạo hoá đã ban cho Yên Bái cái đặc quyền tự nhiên với những vùng đất trù phú, để rồi nơi đây là đất lành cho hơn 30 dân tộc anh em tụ hội, tạo nên một miền văn hoá đa sắc màu.
Mỗi dịp xuân về, đất trời Yên Bái như khoác lên mình chiếc áo hoa thắm nhiều màu sắc, mỗi sắc màu là nét riêng của mỗi dân tộc còn lưu giữ được khá nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay.
Mùa xuân với người Mông là những hội Gầu tào, là tiếng khèn bè dắt réo gọi mùa xuân, với người Thái sẽ là những đêm Hạn khuống dập dìu bất tận du lich ha long… Còn với người Tày tô điểm vào mùa xuân, vào chiếc áo hoa thắm của đất trời vùng cao Yên Bái bằng những âm thanh êm dịu, thánh thoát của cây đàn tính.
Đàn tinh là nhạc cụ của các dân tộc Tày, Nùng, Thái cư trú tại các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam. Người Tày, Nùng gọi là Tính Then, người Thái gọi là Tính Tẩu (Tính là đàn, Tẩu gọi là quả bầu).
Đàn Tính thuộc họ dây, chi gẩy. Đàn gồm các bộ phận: Cần đàn, bầu đàn, mặt đàn, thủ đàn và dây đàn. Cần đàn làm bằng gỗ nhẹ mềm, thớ quánh, thường là gỗ thừng mực hoặc gỗ dâu. Người ta đo chiều dài cần đàn khi chế tác là 9 nắm tay người chơi đàn (tương ứng với chiều dài 75 -90 cm). Kinh nghiệm dân gian cho thấy số đo này hợp với cỡ giọng người chơi đàn.
Đàn tính có mặt trong tất cả các ngày vui, ngày trọng đại của bản người Tày như hội xuân đón năm mới, mừng nhà mới, ngày cưới, lễ mừng thượng thọ, mừng thăng quan, tiến chức… Nó là phần quan trọng trong nghệ thuật dân ca, dân vũ của người Tày.
Những vật liệu làm nên chiếc đàn tính đều đơn giản, dễ kiếm bởi đó là những thứ quanh năm gắn bó với cuộc sống của đồng bào. Bầu đàn còn gọi là bầu vang làm bằng nửa quả bầu khô; Cần đàn thường làm bằng gỗ dâu; dây đàn thì làm bằng tơ xe. Chỉ bao nhiêu ấy thôi mà có thể tạo nên một thứ âm thanh đặc biệt cho câu hát, điệu múa,du lich da lat cho những lễ hội ngày xuân, cho lòng người không rời, cho trai gái gần nhau.
Để làm ra một cây đàn tính khi đã có đầy đủ nguyên liệu, nghệ nhân Hoàng Kim Nguyên cũng phải mất 2-3 ngày.
Làm đàn tính khó nhất là tìm quả bầu. Phải chọn được quả bầu không quá to, cũng không quá nhỏ, phải già, hình dáng bên ngoài phải tròn đẹp, vỏ dày, gõ vào phải kêu thật đanh. Như thế đàn mới có âm sắc chuẩn.
Cần đàn phải nhẹ và thẳng, chiều dài phải bằng 9 nắm tay của người chơi, theo kinh nghiệm dân gian, số đo cỡ nào thì hợp với giọng hát của người có số đo ấy. Cần đàn trơn, không có phím bấm, người chơi tính phải có khả năng diễn tấu linh hoạt.
Nhưng chỉ bấy nhiêu thôi cũng chưa đủ cho một cây tính hay bởi đó còn là niềm đam mê cho tiếng đàn tính bay cao bay xa, là lòng tự hào dân tộc và thêm một chút tài hoa đặc biệt của người nghệ nhân. Ông như gửi vào đó cả tâm hồn, cả tình yêu bản làng, cả núi và cả rừng quê mình.
Ông vẫn thường kể lại cho con cháu: Cây đàn tính bị Bụt trên trời cắt mất 9 dây tơ, vùng thì để lại 2, vùng thì 3 dây. Bởi lẽ, vì quá nhiều dây sẽ quá nhiều âm, khiến con người ngây ngất mà quên ăn quên ngủ, quên cả ruộng đồng.
Ngày xuân, những thiếu nữ vận trang phục truyền thống mềm mại và cây tính lòng phơi phới đi hội xuân. Trong nắng xuân nồng nàn ủ lẫn tứ thơ và men rượu, ủ lẫn cả điệu tính tẩu và lời hát then ngây ngất:“Bản làng em nở trắng hoa mơ hoa mận. Long lanh nước trong xanh suối reo. Ném trái còn vui đón xuân sang. Tua ngũ sắc bay qua tay anh, tay nàng...”. Chỉ có đàn tính mới có thể đệm cho hát then. Làn điệu then truyền cảm, trữ tình, lời hát then mộc mạc, cùng tiếng đàn tính ngọt ngào, để rồi “Con gái nghe phải sẽ lần bậc thang xuống với bạn tình. Trai bản nghe được sẽ lấy cần đàn, đầu gậy chọc lên sàn nơi cô gái ngủ. Người già nghe đàn lần đến hũ rượu. Ngọn gió nghe phải sẽ làm roong reng quả nhạc”.
Bao đời nay đàn tính như một phương tiện giao tiếp mang đậm bản sắc. Chỉ với một cây tính, cùng với nhạc chuông tay có thể tạo nên một âm thanh rộn ràng, rạo rực cho những điệu xoè. Trong những lễ hội, trong các ngày trọng đại của làng du lich nha trang, của bản đều có những điệu xoè then. Xoè then như một biểu trưng gắn kết cộng đồng, tạo lên sức mạnh tập thể. Xoè then của người Tày không giống với xoè của người Thái. Bởi đặc điểm của âm thanh đàn tính, giai điệu dứt khoát, mạnh mẽ mà các động tác múa xoè của người Tày theo đó cũng mạnh mẽ. Âm thanh lúc liên tục dồn dập, lúc trầm lúc bổng làm nhộn nhịp trái tim bao chàng trai cô gái, để cùng xoè, cùng cầu cho mùa màng tươi tốt, cho bản làng yên bình, cho lứa đôi hạnh phúc.
Đàn tính có mặt trong tất cả những sinh hoạt văn hoá tinh thần của đồng bào Tày. Nó như linh hồn trong nghệ thuật dân ca dân vũ Tày. Cùng với xoè then, là những điệu múa dân gian, mà nổi bật là điệu múa lăn đàn tính đầy tinh thần thượng võ. Các chàng trai căng tràn sức trẻ vừa gẩy đàn, vừa di chuyển với những động tác dứt khoát mà uyển chuyển, lăn người theo điệu tính. Khi múa tay chơi tính, chân bước theo nhịp tính, rồi xoay rồi bước. Ở bất kỳ một tư thế nào thì người múa vẫn ung dung tự tại, tay gẩy tính. Khi lăn người thì đầu và tính không được chạm đất, tất cả sức bật được dồn vào hai chân và cơ bụng rắn chắc, khiến cho điệu múa vừa mềm mại lại vừa khoẻ khoắn.
Mỗi dịp xuân về các chàng trai lại cùng nhau đua tài trong điệu múa lăn, các cô gái khoe sắc với làn điệu then mượt mà và để rồi tất cả cùng tay trong tay trong điệu xoè cầu phúc cho bản làng, thắt chặt tình đoàn kết dân tộc.
Âm thanh của cây tính, của điệu hát then, của những đêm xoè rạo rực ấy như dòng suối chảy mãi từ mùa xuân này tới mùa xuân khác du lich teambuilding, từ mùa lúa này tới mùa lúa khác và từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó trường tồn cùng thời gian và như một biểu tượng của hồn dân ca dân vũ của người Tày.
Du Lich Ha Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét